Lót Sàn Gỗ Loại Nào Tốt? Top 3 Các Loại Sàn Gỗ Thịnh Hành

Sang trọng, ấm áp, bền đẹp với thời gian =>  Đó là vật liệu sàn gỗ

Tuy nhiên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại sàn gỗ với hơn 1000 thương hiệu từ khắp nơi trên thế giới. Giữa một rừng như vậy thật khó để bạn đưa ra sự lựa chọn gỗ lát sàn đúng đắn. Đó là lý do tại sao tôi đã tổng hợp các hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu và đưa ra lời khuyên lựa chọn sàn gỗ cho bạn.

Trong bài này tôi sẽ đi sâu vào thực tế của 3 loại sàn gỗ thịnh hành nhất mà bạn cần biết:  

1. Sàn gỗ tự nhiên (Solid)

2. Sàn gỗ kỹ thuật (Engineer)

3. Sàn gỗ công nghiệp ( laminate)  

Bởi vì sàn gỗ hiện nay là vật liệu gỗ lót sàn không thể thiếu trong mọi ngôi nhà. Về cơ bản, nội dung chia sẻ sẽ cho bạn cái nhìn khách quan để chọn đúng loại sàn gỗ phù hợp với gia đình và ngân sách của mình.

1. Sàn gỗ tự nhiên ( Solid)  

Sàn gỗ tự nhiên hay còn gọi là sàn gỗ thịt, là một tấm gỗ nguyên khối từ trên xuống dưới. Đây là vật liệu lát sàn gỗ trong nhiều thế kỷ qua và chưa bao giờ lỗi mốt. Sàn gỗ tự nhiên hoàn thiện bằng lớp sơn dầu hoặc sơn mài với các cạnh được xẻ rãnh thành hèm khóa có thể ghép các tấm gỗ lại với nhau.   🔶 Ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên  

✔️ Có thể sử dụng lại nhiều lần bằng cách chà nhám sơn lại và chạy lại hèm khóa. Nếu giữ gìn có thể sử dụng sàn gỗ suốt đời.

✔️ Tạo cảm giác chắc chắn khi đi lại hơn so với những loại gỗ ván sàn khác. Thực tế, bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt. Vì vậy, hãy xem đây là một ưu điểm nhỏ.

✔️ Tùy chọn chủng loại, quy cách theo ý muốn. Bạn có thể yêu cầu nơi cung cấp sản xuất theo kích thước riêng hoặc chọn màu sơn bề mặt sàn gỗ khác màu nguyên bản.

  🔶 Nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên

  ❌ Thớ của sàn gỗ này chạy dọc theo chiều rộng của tấm ván, nên dễ bị cong vênh và phồng lên. Vì vậy, không nên lắp đặt ở phòng tắm, tầng hầm, khu diện tích lớn, hệ thống sưởi sàn.

❌ Giá thành khá cao do sản xuất từ cây gỗ tự nhiên khá khan hiếm và ít được khai thác. Phần lớn sàn gỗ tự nhiên đều cần phải nhập khẩu từ Lào ( đang hạn chế khai thác) và các nước châu Phi.

❌ Các hạt gỗ nở ra hoặc co lại dựa trên sự dao động nhiệt độ và độ ẩm của căn phòng, vì vậy nếu làm sàn gỗ không để chúng thích nghi trước ít nhất 24h, sàn nhà của bạn có thể bị cong vênh.

2. Sàn gỗ kỹ thuật (Engineer)  

Sàn gỗ kỹ thuật có một lớp ván mỏng của gỗ thật được dán vào mặt trên, giống như ván ép. Điều này mang lại độ ổn định cao theo thời gian. Nhờ đó ốp sàn gỗ kỹ thuật trở thành một lựa chọn tốt cho bất kỳ khu vực nào trong nhà của bạn. Hiện nay ở thị trường Việt Nam, sàn gỗ kỹ thuật chưa thực sự phổ biến như sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Tôi sẽ điểm qua một số ưu nhược điểm của loại sàn gỗ này để bạn nắm rõ hơn.

  🔶 Ưu điểm của sàn gỗ kỹ thuật  

✔️ Sàn gỗ kỹ thuật làm từ cốt HDF hoặc ván ép phủ một lớp veneer mỏng bằng gỗ tự nhiên. Kết cấu này làm cho sàn ít bị thay bởi đổi nhiệt độ và độ ẩm hơn so với gỗ tự nhiên.

✔️ Nhờ cấu tạo đặc biệt nên sàn gỗ kỹ thuật ít nhạy cảm với những thay đổi của môi trường, do đó nó có thể lắp đặt được ở nơi có độ ẩm cao và khu vực có diện tích lớn.

✔️ Nếu bạn muốn thi công sàn gỗ với ngân sách hợp lý, sàn gỗ kỹ thuật là một lựa chọn tối ưu. Nhờ chỉ sử dụng một lớp veneer tự nhiên ở bề mặt nên giá thành rẻ hơn khá nhiều so với gỗ tự nhiên .  

🔸 Nhược điểm của sàn gỗ kỹ thuật  

❌ Sàn gỗ Engineered có độ thấm nước rất ít so với sàn gỗ tự nhiên, tuy nhiên nó không chống nước hoàn toàn. Nếu bạn cần loại sàn hoàn toàn không thấm nước, bạn nên sử dụng sàn nhựa Vinyl.

❌ Sàn gỗ kỹ thuật cũng dễ bị trầy xước như sàn gỗ tự nhiên vì lớp bề mặt trên cùng đều bằng gỗ thật và không thể hoàn thiện lại nhiều lần như gỗ nguyên khối được.

 Mặc dù mặt bằng chung có giá cả phải chăng hơn sàn gỗ tự nhiên, nhưng sàn gỗ kỹ thuật không phải lúc nào cũng rẻ hơn. Trên thực tế, trên thị trường có loại sàn gỗ thứ 3 là sàn gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn khá nhiều.

3. Sàn gỗ công nghiệp ( laminate) 

Sàn gỗ công nghiệp là một sản phẩm sàn gỗ tổng hợp làm từ ba lớp: lớp bột gỗ được nén chặt, lớp phim gỗ và lớp phủ bảo vệ trong suốt. Về cơ bản, sàn gỗ công nghiệp được tạo ra để trông giống hoàn toàn như các loại sàn khác nhờ vào lớp hình ảnh chân thật của nó. Và quan trọng hơn, lớp chống mài mòn trong suốt ở trên cùng rất bền.  

Ở phân khúc cao cấp có giá trên 400.000 đ, sàn gỗ công nghiệp thậm chí có thể bền hơn nhiều loại sàn khác. Trên thực tế, đối thủ cạnh tranh thực sự duy nhất của sàn gỗ công nghiệp khi nói đến độ bền là sàn nhựa giả gỗ.  

🔸 Về ưu điểm sàn gỗ công nghiệp  

✔️ Ưu điểm lớn nhất là sàn gỗ công nghiệp có giá dễ chịu hơn rất nhiều. Chỉ từ  170.000 /m2, bạn đã có một sàn nhà bằng gỗ.

✔️ Dễ dàng lắp đặt nhờ hèm khóa đơn giản giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công khi lắp đặt.

✔️ Sàn gỗ công nghiệp là một trong những giải pháp lát sàn có độ bền cao. Với khả năng chống xước, chống ố, chống ẩm, phai màu và cháy.

✔️ Làm sạch đơn giản, không giống như sàn gỗ tự nhiên, bạn có thể trộn dung dịch gồm nước và giấm để lau sàn.

  🔸 Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

❌ Hạn chế lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp là nó không phải là sàn gỗ thật. ❌ Mặc dù sàn gỗ công nghiệp loại tốt có khả năng chống ẩm cao nhưng không phải là loại chống nước hoàn toàn.  

Tôi hy vọng nội dung chia sẻ ở trên về những ưu và nhược điểm của ván sàn gỗ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định thông minh khi lựa chọn sàn cho ngôi nhà của mình. Mỗi người đều có những nhu cầu riêng, loại sàn gỗ tốt nhất đơn giản là loại phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. Tham khảo các map sàn gỗ đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *